URL là gì? Dù tiếp xúc với các trang web hàng ngày tuy nhiên chưa chắc bạn đã hiểu khái niệm này. Bài viết được Congty247 chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng công cụ này.
Hiểu cơ bản URL là gì?
URL hay Uniform Resource Locator được hiểu là đường dẫn để liên kết tới website. Đây cũng là địa chỉ giúp bạn dễ dàng truy cập đến các tài nguyên trên Internet như hình ảnh, tệp tin, tài liệu, video,…
Mỗi website sẽ có riêng một địa chỉ IP nhưng đây là dãy thường rất khó nhớ do sở hữu một loạt số phức tạp và khá dài. Vì vậy, dãy này sẽ được chuyển sang ngôn ngữ dạng chữ dễ hiểu hơn là URL giúp việc truy cập chính xác hơn.
Hiện nay, URL được phân loại thành 2 hình thức:
- Động: Loại có thể thay đổi tùy theo nhu cầu người truy cập và các tham số. Các website sử dụng hình thức này với mục đích tạo lập nội dung phong phú hơn.
- Tĩnh: Loại mà khi đã được tạo ra sẽ không thay đổi được thường dùng khi vào các tài nguyên cố định.
Tìm hiểu cấu trúc chi tiết của URL link
Bạn đã nắm bắt phần nào URL là gì thông qua một số dữ liệu cơ bản ở phần bài viết trên đây. Tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn cần nắm chi tiết cấu trúc chi tiết với 3 phần như sau:
Schema trong URL là gì?
Schema hay giao thức có vai trò cung cấp khả năng giao tiếp cho trình duyệt đến với máy chủ để truy xuất thông tin. Phần này được chia thành 3 loại chính bao gồm:
- HTTP: Giao thức siêu văn bản giúp xác định thao tác thực hiện và hành động máy chủ qua các lệnh. Hình thức này chủ yếu giao tiếp bằng cổng 80 Port.
- HTTPS: Siêu văn bản loại mới có tính an toàn cao hơn bằng khả năng mã hóa chất lượng khi truyền tải. Loại giao thức được sử dụng cổng 433 khi kết nối dữ liệu.
- FTP: Giao thức giúp truyền tập tin để tải tệp dữ liệu trên mạng.
Hiện nay, nhiều web đã thay đổi chuyển sang giao thức https để tăng tính an toàn cho môi trường duyệt website. Điều này được nhận biết qua biểu tượng ổ khóa xanh lá ở đầu mỗi địa chỉ.
Authority
Authority cũng là thuật ngữ được tìm hiểu khi muốn trả lời câu hỏi URL là gì? Đây chính là phần đứng liền kề sau gạch chéo của Schema gồm có hai thành phần chính gồm:
- Domain: Hay tên miền được sử dụng để chuyển đổi IP thành dãy địa chỉ dễ ghi nhớ hơn. Bạn có thể nhận thấy có nhiều đuôi khác nhau như .net, .vn, .com,…
- Subdomain: Thuật ngữ chỉ tên miền phụ và hiện nay phổ biến nhất đó chính là world wide web (www).
- Thông tin người dùng: Gồm tên, mật khẩu của website bạn đang vào và hiện nay không còn gặp nhiều. Thông tin này xuất hiện trước tên máy chủ và đứng sau bởi ký hiệu @.
- Số cổng: Chính là thiết bị dùng IP để tiếp nhận dữ liệu đến các máy chủ thông qua Internet.
Một số thành phần khác của URL
Bên cạnh hai yếu tố chính, URL còn chứa 3 thành phần bổ sung mà người dùng cũng nên nắm rõ như sau:
- Path: Đường dẫn giúp người dùng chuyển nhanh đến thư mục muốn truy cập. Phần này được chia thành thư mục mẹ và con bằng dấu gạch chéo.
- Query: Yếu tố này trong URL là gì? Phần truy vấn dùng để thực hiện tìm kiếm bắt đầu bằng dấu hỏi và ngay sau đường dẫn.
- Fragment: Hay phân mảng được dùng với mục đích xác định chính xác vị trí của website và bắt đầu sau dấu #.
Tìm hiểu cách tối ưu hóa URL của website
Cách tối ưu URL là gì được nhiều người lưu tâm đến khi vào website. Để thực hiện điều này, bạn cần tuân thủ đúng theo một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Lựa chọn tên miền đơn giản, ngắn gọn và có sự liên quan tối ưu đến nội dung của website mà bạn hướng đến.
- Tìm thông qua các từ khóa chính đến trang để đưa vào URL. Đây còn là cách giúp SEO được cải thiện hiệu quả và trở nên dễ sử dụng hơn cho người truy cập.
- Bỏ qua những từ không cần thiết để liên kết trở nên súc tích giúp việc vào trang trở nên đơn giản hơn.
- Người dùng nên chọn dấu gạch chéo thay cho dấu gạch dưới hoặc ngang để phân tách các từ khóa.
- Những ký tự có tính chất đặc biệt như &, ?,… nên bỏ qua bởi thường sẽ gây lỗi hoặc khiến bạn khó khăn khi đọc hiểu.
- Không nên dùng chữ in hoa khi thiết kế đường liên kết để không gây ra sự nhầm lẫn.
- Bạn đừng nên tạo quá nhiều thư mục con để tránh tạo nên đường dẫn quá phức tạp.
Tổng hợp thắc mắc khi tìm hiểu URL là gì?
URL là thuật ngữ có tính bao quát rất rộng nên thường gây khó hiểu cho những ai mới tiếp cận. Vì vậy, bạn có thể tham khảo tổng hợp hỏi đáp bên dưới để có được câu trả lời chính xác nhất:
Link và URL có phải là hai khái niệm có giống nhau?
Nhiều người khi tìm hiểu URL là gì thường sẽ nhầm lẫn đây là thuật ngữ giống với Link. Tuy nhiên, chúng có nhiều đặc điểm khác biệt cụ thể như sau:
- Link là cách dùng để chuyển người sử dụng từ địa chỉ này đến địa chỉ khác. Trong khi đó, URL chính là một địa chỉ liên kết bạn đến với website cụ thể.
- URL phải có giao thức http, https hoặc FTP mới có thể hoạt động, còn link thì không.
- Link không có cấu trúc cụ thể trong khi URL tuân theo từng phần như đã nêu trên đây.
Có cách nào nhận biết URL thực sự an toàn hay không?
Không những cần hiểu URL là gì, bạn còn phải học cách nhận biết URL an toàn thông qua các cách sau:
- Xem xét xem giao thức https:// có được sử dụng trong cấu trúc hay không. Đây là cách giúp việc truy cập luôn thực sự an toàn.
- Sao chép URL trên trình duyệt rồi dán vào các công cụ kiểm tra như SiteAdvisor, Browser Defender,…
- Bỏ qua các liên kết mà nguồn gốc không xác định rõ ràng.
URL thường có độ dài tốt nhất là bao nhiêu?
Độ dài của một URL thường chỉ khoảng tối đa 60 ký tự. Nếu liên kết này quá dài thì việc truy cập trở nên khá khó khăn.
URL là gì đã được giải đáp kỹ càng qua các thông tin cụ thể phía trên đây. Người dùng nên nắm bắt đầy đủ kiến thức để truy cập được vào website một cách an toàn và nhanh nhất.