Internal Link – Công Cụ Hiệu Quả Khi Tối Ưu Trang Web

Internal link là thuật ngữ quen thuộc của các SEOer khi thực hiện các công việc để tăng cường chuyển đổi cho trang web. Liên kết nội bộ đúng cách website của bạn có lợi thế hơn trên các công cụ tìm kiếm. Tìm hiểu chính xác về khái niệm này trong phần thông tin sau từ Congty247.

Internal link được hiểu là gì?

Internal link là những liên kết để dẫn dắt người dùng đến những nội dung khác nhau trong cùng một website. Những người làm SEO thường sử dụng để để điều hướng giúp người đọc khám phá nhiều điều tuyệt vời của trang web hay sản phẩm, dịch vụ chính.

Internal link là một công cụ để tối ưu trang web
Internal link là một công cụ để tối ưu trang web

Xem xét một trang web bạn có thể dễ dàng thấy liên kết nội bộ ở thanh menu chính. Trong phần nội dung, các link này được dùng để tạo sự liền mạch của các thông tin trong trang. Nếu sử dụng hiệu quả thì việc tiếp cận với người dùng trên các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn.

Những loại Internal link thường thấy

Liên kết nội bộ là yếu tố được đầu tư khi xây dựng cấu trúc website. Tuy nhiên bạn đã biết những loại thường được sử dụng chưa?

Navigational Internal Link

Navigational Internal Link thường được sử dụng để điều hướng người dùng khi sử dụng website. Theo đó, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm những nội dung theo nhu cầu với đường dẫn này.

Thông thường những liên kết nội bộ này sẽ xuất hiện trên thanh menu đầu trang hoặc chân website. Vị trí dễ thấy này sẽ giúp người dùng tăng trải nghiệm đồng thời website cũng vận hành mượt mà hơn rất nhiều.

Navigational Internal Link được sử dụng để điều hướng

Contextual Internal Link

Đọc nội dung của các trang web bạn thường thấy những contextual internal link xuất hiện. Đây là những liên kết theo nội dung dùng để trỏ đến các trang hay bài viết khác với chủ đề gần giống.

Thông thường những link nội bộ này thường được làm nổi bật bằng cách in đậm hay chuyển sang màu khác để gây chú ý cho người dùng. Thiết kế này giúp những nội dung trong website của bạn có giá trị hơn rất nhiều.

Những lợi ích khi tạo link nội bộ

Xây dựng đường dẫn liên kết là công việc quan trọng khi tối ưu hóa website bởi mang lại những lợi ích sau đây:

Cải thiện SEO

Dù không trực tiếp tạo độ uy tín cho tổng thể trang web tuy nhiên những liên kết này lại giúp chuyển đổi giá trị trong nội dung một cách hiệu quả. Những trang sử dụng nhiều link nội bộ sẽ được bot của công cụ tìm kiếm đánh giá tốt hơn. Ngoài ra, các liên kết này cũng giúp bot của công cụ tìm kiếm dễ dàng phát hiện website hơn. 

Cải thiện SEO là lợi ích đầu tiên của những liên kết nội bộ

Internal link giúp khách hàng trải nghiệm web tốt hơn

Một lợi ích tuyệt vời của các liên kết nội bộ đó là tăng thời gian truy cập của khách hàng. Bạn chắc chắn sẽ mong muốn khám phá thêm thông tin khi có đường dẫn sang các trang khác của website. 

Link nội bộ giúp khách hàng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu. Đồng thời những liên kết này còn dẫn người dùng đến các bài viết, sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan tạo sự tương tác với trang web.

Giảm được tỷ lệ thoát trang không chỉ có lợi cho SEO mà còn tăng khả năng chuyển đổi hành vi của khách hàng. Khi tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, dịch vụ của đơn vị bạn cung cấp qua nhiều nội dung thì việc bán hàng cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Website sẽ tối ưu hơn

Tạo link nội bộ sở dĩ rất quan trọng khi tối ưu website bởi có thể tạo độ chuyên nghiệp cho website tốt hơn. Những liên kết giúp xây dựng cấu trúc trang của bạn rõ ràng hơn và cải thiện uy tín đơn vị kinh doanh trong mắt người dùng.

Tạo điều kiện phát triển marketing

Internal link cũng tạo cơ hội để bạn phát triển các chương trình marketing hơn. Khi người dùng hiểu nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua những liên kết nội bộ thì việc dẫn đến các trang tiếp thị sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể đặt đường dẫn trực tiếp đến khu vực bán hàng, quảng cáo hoặc khuyến mãi.

Có link nội bộ trang web sẽ dễ tạo chiến dịch tiếp thị hơn

Chi tiết các bước tối ưu trang web thông qua Internal Link

Người dùng giờ đây có thể dễ dàng thực hiện tối ưu trang của mình thông qua liên kết nội bộ. Bạn chỉ cần hoàn thành theo từng bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nhận định Landing Page

Khi xác định được Landing Page, người dùng sẽ xác định dễ dàng các chủ đề, từ khóa để lên được nội dung hiệu quả. Những trang này hướng đến các từ khóa khách hàng có xu hướng tìm cao nhất.

Bước 2: Tìm đến các chủ đề, từ khóa dùng để tạo link nội bộ

Các cụm từ chủ đề, từ khóa chính để xây dựng liên kết nội bộ sẽ được tìm thấy từ những trang ở bước 1. Các website khác liên quan sẽ được xác định là hỗ trợ thêm để tăng sự chi tiết và thường có thêm liên kết để quay lại trang chính. Bạn nên tự vạch ra chủ đề từ trang trung tâm và tạo thêm danh sách những website phụ.

Bước 3: Dùng anchor text hợp với website cần trỏ liên kết

Tiếp theo, bạn lựa chọn các Anchor Text hiệu quả bằng những lưu ý cụ thể sau đây:

Chọn Anchor Text hợp với website cần liên kết

Bước 4: Đặt quyền hạn trên website

Người dùng cần thêm quyền hạn cho các trang đích để có thể tự tạo lợi thế cho mình. Những website này sẽ có liên kết trỏ lại từ nhiều nguồn bên ngoài và thực hiện chuyển giao nhờ link này. Công cụ Backlink được xem là hữu hiệu giúp bạn dễ dàng tìm các website này để xây dựng chiến thuật liên kết phù hợp.

Bước 5: Dùng link liên kết để giúp thứ hạng của trang mục tiêu cao hơn

Người dùng khi đã xác định được trang đích cao nhất thì hãy dùng ngay để tăng thứ hạng cho website của mình. Tuy nhiên, những địa chỉ không liên quan thì tốt nhất dừng việc liên kết.

Bước 6: Tối ưu website từ Internal Link qua nội dung mới

Nếu website không được cập nhật nhiều liên kết thì hãy tối ưu nội dung thay thế mới. Bạn có thể chọn tìm kiếm trên google bằng các từ khóa để tìm ra website liên quan. Việc tìm ra tối đa 3 link nội bộ cho nội dung mới sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Internal link đang tạo ra nhiều lợi ích tuyệt vời trong việc tối ưu khi thực hiện SEO. Bạn hãy tham khảo ngay những kiến thức trên đây để đảm bảo quá trình tạo lập liên kết trở nên đơn giản hơn.

Exit mobile version